Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.


 
HomeHome  GalleryGallery  SearchSearch  Latest imagesLatest images  RegisterRegister  Log in  
admin (111)
phuonghang164 (67)
star_tb (32)
huydiet5677 (30)
meoutinhnghich *-^ (27)
lunxunpt (18)
hoangvuong (14)
meouotsung_2810 (13)
tuquynh (13)
Dũng đò không (10)

Một buổi sáng khác lạView previous topic View next topic Go down
Mon Oct 25, 2010 4:36 pm
Một buổi sáng khác lạ Bgavatar_06
Một buổi sáng khác lạ Bgavatar_01Một buổi sáng khác lạ Bgavatar_02_newsMột buổi sáng khác lạ Bgavatar_03
Một buổi sáng khác lạ Bgavatar_04_newmeouotsung_2810Một buổi sáng khác lạ Bgavatar_06_news
Một buổi sáng khác lạ Bgavatar_07Một buổi sáng khác lạ Bgavatar_08_newsMột buổi sáng khác lạ Bgavatar_09
[Thành viên] - meouotsung_2810Binh Nhì
Binh Nhì
Posts : 13
Điểm Số : 5124
LỚP : 0
Join date : 2010-05-30
Age : 33
Một buổi sáng khác lạ Vide

PostSubject: Một buổi sáng khác lạ

Nguồn : http://kinhteptke.forum3.info/t78-mot-buoi-sang-khac-la

Tiêu Đề : Một buổi sáng khác lạ

Kinh tế Phát Triển - Cộng đồng PT-KE Vô Đối

--------------------------------------------------
Tớ thích truyện ngắn này, truyện được đăng trên Áo Trắng số 18 (ra ngày 1/10/2010)
------------------------------------------------------------------------
AT - 1. Sau cái ngáp dài, khuyến mãi thêm vài cái ngáp ngắn, vặn trái vặn phải, đá ngang đá dọc, bạn vội vàng làm vệ sinh cá nhân. Nếu còn thời gian, bạn sẽ đi một vài đường quyền còn sót lại trong trí nhớ từ thuở sinh viên hăm hở học, theo phương châm "giáo dục phát triển con người toàn diện".

Đấy là cái thời sôi nổi với khẩu hiệu 3 vờ: văn hóa, văn nghệ và võ nghệ. Để bây giờ, trong bạn, cái gì cũng còn rớt lại một chút.

Rất nhanh. Kế tiếp màn vận động bạn sẽ lao vào nhà tắm làm một cuộc tẩy trần. Đâu vào đấy, liếc chiếc đồng hồ bạn hồ nghi sao nó chạy nhanh như ngựa trên thảo nguyên. Và bạn buộc phải chạy theo. Tay lau tóc. Tay cài khuy áo. Tay kéo khóa quần. Tay cầm một thứ gì đó còn sót lại trong tủ lạnh tống đại vào miệng giải quyết khâu năng lượng. Rồi xách cặp. A lô xô, tới trường.

Kế hoạch giảng dạy trong ngày đã có thời khóa biểu. Thời khóa biểu đã lưu vào bộ nhớ. Giáo án cũng thuộc nằm lòng, muốn mở rộng thêm, cập nhật thêm sau mỗi ngày, mỗi năm như lý thuyết giáo dục cũng không được, hay đúng hơn là không nên, không cần thiết. Vì học sinh vốn dĩ ở cấp dưới lên đứng trên một cái nền ruỗng mục nên chỉ sách giáo khoa đã kêu trời than đất.

Cứ thế. Một buổi sáng quay đều quay đều quay đều. Không cần biết tới... thời tiết có như thế nào.

2.

Bạn đến trường. Sáng nay theo thời khóa biểu bạn sẽ phải cày năm tiết. Qua rồi cái sự hồ hởi của ngày mới ra trường. Cái thời "tim đang dào dạt máu" đáng lẽ bạn sẽ khoa chân múa tay, thăng hoa theo từng lời giảng. Ai cũng nghĩ thế. Bạn cũng đồng ý thế. Có mỗi thực tế không phải thế. Bạn thấy mình đang chết đuối cùng lũ học trò, cố quẫy đạp trong lớp học mà nghẹt thở muốn chết.

Bạn sớm nhận ra điều ấy từ lần đầu tiên về trường, giờ ngoại khóa do bạn phụ trách, một em học sinh tóc hai lai vàng đỏ phát biểu: "HIV là một loại chất rắn không màu, không mùi, không vị”. Một em nữ khác, mang trên mình chiếc áo pull màu đen phun ảnh người mẫu ngành điện lực (hình đầu lâu, ký hiệu nguy hiểm chết người trên các cây cột điện), xung phong sửa câu trả lời giúp bạn, và nói: "HIV là chất gây nghiện, hình thành khi các đôi tình nhân quan hệ tình dục với nhau không an toàn".

Bạn chết lặng. Chết đứ đừ. Chết như không kịp ngáp. Chết mà miệng há hốc, mắt dựng ngược.

Người ta ví von: lớp học cũng là một sân khấu và người thầy giáo cũng là một nghệ sĩ. Có phải bạn dạy tồi nên không hút được học sinh? Thế là thành cái chợ. Bạn có một đầu hai tay. Nhưng lớp có bốn mươi cái đầu và tám mươi cánh tay. Bạn có một cái miệng và hai cái tai. Nhưng lớp có bốn mươi cái miệng và tám mươi cái tai. Bạn đấu không lại. Từ tiết học bạn chuyển qua thành tiết ngoại khóa.

Bạn vận hết công lực đọc lõm được trong những cuốn sách loại Hạt giống tâm hồn hồi nảo hồi nào, rưới lên đầu học sinh, mong nhận được một sự chuyển biến gì đấy. Nhưng đầu đuôi vừa xong, chưa cảm nhận được dấu hiệu thẩm thấu hay nói như quảng cáo là "luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu" từ phía học sinh thì một em gái tóc vàng, xù như mì tôm trương phình vì để quá nước, hồi sáng mới đánh võng chiếc xe phân khối lớn trước mặt bạn ở đoạn rẽ vào trường, đứng lên: "Thầy dạy tự nhiên mà nói hay quá, hay hơn cả cô dạy văn. Thầy muôn năm! Thầy vạn tuế!". Cả lớp đế vào: "Muôn năm! Muôn năm! Vạn tuế! Vạn tuế!".

Bạn thấy mình như bị rơi vào hố đen của vũ trụ. Đúng hơn hố đen của vũ trụ là cái phòng học 50m2 mà bạn đứng trên bục như đứng trên mép hố, chới với, chơi vơi và quay cuồng. Thiếu tỉnh táo một chút là rơi tuột vào, hun hút hun hút, không trọng lượng.

Hồi đầu bạn nghi ngờ năng lực sư phạm của mình. Bạn tìm cách lý giải. Chúng ta hay có thói quen đổ lỗi cho yếu tố khách quan mà ít khi nhận mọi thứ về mình. Bạn bắt đầu hoang mang về chính mình. Thời sinh viên là một tay hùng biện có tiếng của trường. Vậy mà thua. Bạn xin dự giờ các đồng nghiệp khác. Té ra không phải. Chẳng phải khi bạn lên lớp học sinh mới vậy. Hỏi ai, ai cũng lắc. Học sinh vậy, là mẫu số chung, là đại trà thế. Và thế là bạn nản.

Như con thuyền lớn muốn ra biển mà mắc kẹt ở một con suối cạn. Ý nghĩ buông xuôi, rẽ ngang le lói trong bạn. Nhưng ngoại bạn khuyên: "Cố lên cháu. Đừng bỏ cái truyền thống gia đình". Mẹ bạn thêm: "Giáo dục giờ nó thế. Đã đâm lao cố mà theo lao". Ôi! To be or not to be! Trời, bạn là một tên rất dở tiếng Anh mà đã phải lục lại não thốt lên như thế.

Nhưng bạn vẫn phải sống. Sống nhăn răng ra đấy. Thế là buổi chiều phải lao theo mấy ca phụ đạo hay dạy thêm. Tối mịt, vội nhét mẩu bánh mì vừa đủ tráng qua thành ruột và chạy ù vào trung tâm Anh ngữ. Ngồi thẩn thờ thêm giờ rưỡi. Tới gần 22g mới lê được cái xác về nhà thì hồn đã rơi tận ngoài hẻm. Chân tay rã rời. Đầu óc tơi bời. Dĩ nhiên bạn sẽ tắm nước nóng để dựng dậy cái cơ thể luôn trong tình trạng muốn trùng tu, cho máu lưu thông lại.

Rồi ngồi nạp năng lượng. Vừa nạp vừa xem qua bản tin cuối ngày. Ngày nào cũng thế. Ngày nào cũng vậy. Chiến tranh lạnh chỗ này, chiến tranh nóng chỗ kia. Thử hạt nhân ở nước này, khủng bố ở nước kia. Đàm phán ở phía này, tuyên án ở phía kia. Rồi trong nước thì cướp của, giết người, tai nạn giao thông, rút ruột công trình... Xăng và vàng thi nhau nhảy điệu lămbađa cho dân ta chóng mặt chạy theo không kịp.

Tất cả như một mớ hổ lốn. Và bạn ngủ vì quá mệt lúc nào không biết! Ngủ trong tiếng bom khủng bố ì ùng phát ra từ tivi.

Cứ thế. Một ngày kết thúc như vậy. Quay đều, quay đều, quay đều!

3.

Thế rồi một ngày chủ nhật hiếm hoi nào đó bạn tỉnh dậy sau cơn ngủ nướng, tự nhiên thấy mất phương hướng. Giờ làm gì đây? Bạn tự hỏi. Bạn bước ra lan can, nhìn xuống. Bạn nhận ra bữa nay trời đẹp. Hình như có rất nhiều những gia đình, cặp đôi hay nhóm bạn bè gì đó tụ tập, đùa vui ở công viên phía xa xa kia. Lâu quá rồi bạn không thấy cảnh ấy. Nắng nữa. Lâu rồi bạn không thấy nắng đẹp thế.

Thế là bạn khẽ thở dài một cái, thẩn thờ. Bạn cầm điện thoại lên. Bạn háo hức được nghe những tiếng ai đó nói với bạn trong một sớm mai như thế này. Ưu tiên những người bạn thời đại học. Số thứ nhất, giọng chị tổng đài phả ngang tai, ngọt lịm "Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được". Số thứ hai, vẫn những câu ấy, không thêm không bớt, giọng không lên, không xuống so với lúc trước chút nào.

Bạn bắt đầu thấy nóng. Có lẽ quá lâu rồi không liên lạc, bạn bè đã thay số hay máy hết pin, ngoài vùng phủ sóng. Bạn vừa suy đoán vừa ấn số thứ ba. Có giọng nói phía bên kia:

- Ôi, sao nay máy rồng lại tới máy nhà tôm thế này?

...

- Dạo này khá chứ?

...

- Tao vẫn hô hấp và tuần hoàn đều.

...

Thế thôi. Thế là hết. Những cụm từ chung chung, không định tính định lượng được gì. Những cụm từ nói ở đâu, với ai cũng được. Rồi đầu bên kia cáo lỗi vì đang bận. Sẽ gọi lại khi có thể. Có thể là khi nào? Khi mà cả năm trời không liên lạc gì với nhau.

Tự nhiên bạn cảm giác hoang mang lên đến tận cổ. Những người bạn đã bỏ ta đi. Hay ta đã bỏ họ, vô tình mà ta không biết. Bạn rê bàn phím điện thoại tới danh sách những đồng nghiệp. Có ai để bạn gọi không? Bạn nhíu mày một chút rồi buông. Không đâu. Có ai mà gọi. Đồng nghiệp chỉ là "bè” chứ có ai là "bạn" đâu. Cùng lắm là ồn ào náo nhiệt, hô hoán, nâng cốc rồi thôi. Chẳng ai để bạn phơi bày ruột gan ra được.

4.

Bần thần một hồi bạn chợt thấy tập album ảnh quăng ở một góc giá sách, phủ đầy một lớp bụi dày. Bạn không thuộc tuýp người thích gặm nhấm quá khứ. Nhưng lúc này đây bạn đã quờ tay kéo xuống. Không dưng thấy mọi thứ nặng trĩu. Này đây bạn của 25 năm về trước, cởi truồng cười sặc sụa; rồi hai ba, mười chín, mười bảy, mười lăm... Rồi bạn cách đây năm năm trong bộ đồ cử nhân tốt nghiệp đại học.

Hai bảy năm. Đôi mắt vẫn đôi mắt ấy. Sống mũi vẫn sống mũi ấy. Đôi chân vòng kiềng vẫn đôi chân vòng kiềng ấy. Nhưng những người đứng cạnh bên bạn không phải là một. Những ánh mắt nụ cười bên cạnh bạn cũng không giống nhau. Thêm những người trưởng thành hơn. Những người chín chắn hơn. Những người tỉnh táo hơn.

Bạn nhớ lắm cái thuở là trẻ chăn trâu chơi trận giả, đánh khăng, đánh đáo, tắm sông bắt cá. Rồi cấp một, cấp hai, cấp ba đại học. Có phải con người cứ lớn lên một chút lại chất thêm vào lòng mình những bí mật cho riêng mình, phạm vi chia sẻ càng ngày càng thu hẹp lại. Chúng ta đã lớn dần lên. Đi từ quê ra phố. Ta học thêm được nhiều thứ từ sách vở, từ cuộc sống. Nhưng đồng nghĩa trong hành trình ấy ta mất dần sự vô tư, hồn nhiên. Ta thấy càng ngày càng ít người hiểu mình. Càng ngày ta càng cô độc hơn. Dẫu ta đang đi về phía phố có mật độ dân cư lớn nhất nước này.

Bạn đấy. Từ ngôi trường làng dưới chân đê bên dòng sông quê nhà ra ngôi trường phố huyện, rồi ngôi trường đại học và ra làm việc. Bạn bè ngày càng tăng lên mà lòng bạn ngày càng hẹp lại. Chẳng phải để tự vệ gì. Chẳng phải ngụy trang gì. Chẳng phải ngại mở lòng. Mà mở lòng ra với ai? Ai ai cũng thấy bận rộn, chạy theo toan tính của riêng mình để trụ lại với phố phường. Dường như với những người trẻ vẫn biết đời là dài lắm, cần phải giữ sức cho cuộc chạy đường trường, nhưng sao ai nấy đều muốn lao vào với vận tốc của một vận động viên điền kinh trên đường đua 100m. Tự nhiên nó cứ thế.

Bạn giật mình. Có phải mỗi người là một tiểu vũ trụ, càng tiến lên thì càng bỏ xa cái vũ trụ lớn kia. Như những nghệ sĩ đấy, họ khóc họ cười trên sân khấu đấy. Nhưng sau khi ánh đèn sàn diễn tắt, sau những tràng pháo tay, những bó hoa, lúc họ về nhà nghỉ, phòng trọ liệu họ có phải đối mặt với sự cô độc? Họ không còn thời gian dành cho bạn bè, gia đình. Hay một nhà khoa học trong phòng thí nghiệm với hàng trăm, hàng nghìn phép thử, tính toán để cho ra một phát minh nào đó.

Hỏi bao nhiêu người hiểu? Một định lý hay bổ đề toán học hiện đại mới được chứng minh khoảng một nhúm người biết mà hiểu, còn lại cả xã hội ngơ ngác dù có thán phục. Thán phục trong ngơ ngác. Thử hỏi cả mặt đất này bao nhiêu người hiểu cặn kẽ học thuyết tương đối của Anhxtanh, dù ai cũng nhìn ông thần tượng và từ tương đối được sử dụng như câu cửa miệng thành từ - cuộc - sống - thông - dụng.

Sao lại vậy? Làm sao dung hòa được. Bạn không phải là một người nổi tiếng mà bạn cũng thấy mình dần bị ăn mòn, cô độc đi. Bạn đang bị xoáy vào khoảng từ trường bi kịch ấy. Bạn chới với. Cái gì có thể kéo bạn lại với sự bình yên cho mình?!

5.

Cái gì đủ sức kéo bạn lại với sự bình yên cho riêng mình? Ấy là gia đình. Là vợ là con. Mẹ bạn bảo vậy. "Đã có mối nào chưa? Vợ con nó như cái bến, đàn ông có là cái thuyền đi đông đi tây rồi cũng quay về bến mà đậu, nhất là lúc bão tố mưa sa". Mẹ bạn nhắc hoài nhắc mãi điệp khúc ấy.

Hồi mới ra trường. Lâu lâu gặp người lớn, ai cũng hỏi: "Công việc ổn định rồi. Tính bao giờ cưới". Bạn cười toét. Nụ cười bắt nắng: "Năm năm nữa". Rồi năm năm trôi qua. Nhanh như con tàu thời gian không số. Giờ ai nhắc lại câu nói cũ của bạn hồi trước bạn lại cười: "Năm năm nữa". Đã hết rồi, nói như lịch sử là kế hoạch năm năm lần thứ nhất. Phòng vẫn không. Lòng vẫn trống. Không lẽ phải cần đến một đơn vị thời gian nữa là năm năm lần thứ hai.

Kế hoạch năm năm lần thứ hai hay phải kế hoạch năm năm lần thứ ba nữa, bạn chưa biết. Chưa biết không phải bởi bạn không muốn, không thích, không nghĩ tới. Nhưng tới cái tuổi này rồi tự nhiên thấy người nổi lên một sức ì. Và hệ quả của nó là bệnh lười. Lười yêu. Không biết y học có bệnh này không?!

Đã qua rồi cái thời hồn nhiên mây trắng, nắng ấm sân trường. Cái thời yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua. Cái thời xe đạp ơi, nàng ngồi trên khung xe phía trước áp sát tấm lưng tròn ấm nóng vào ngực bạn mà rong ruổi từ nội thành ra ngoại ô hay ngồi nhặt lá đếm sao. Tất cả đã xa. Xa lắm lắm.

Bạn luôn nghĩ bạn sẽ chỉ yêu duy nhất một người và cưới làm vợ. Lần đầu tiên gặp bạn nghĩ đấy là nàng. Sau ba tháng làm quen, bạn đinh ninh đấy là nàng. Sau một năm yêu nhau, bạn chắc chắn đấy là nàng. Nhưng đúng lúc bạn nghĩ chắc chắn nhất thì mọi chuyện lại xoay theo chiều khác. Tình yêu ấy mà. Đừng bao giờ nên mổ xẻ. Mổ xẻ được thì lại là thứ khác mất rồi.

Bảy năm. Mọi thứ đã ngủ quên ở một miền xa ngái nào đó. Tình yêu thành ký ức. Ký ức là những thứ đã trải qua, đã diễn ra hay chính là lịch sử. Chí ít là lịch sử của riêng bạn. Mà bản thân lịch sử thì không bao giờ có lỗi. Không ai đổ lỗi cho lịch sử bao giờ cả.

Còn giờ đây sao bạn ngại quá thể. Có phải bạn ngại tiếp sự đổ vỡ. Không. Nhưng sao bạn thấy khó quá. Bạn thấy mình quay tối ngày. Ra đường cũng chẳng rảnh rỗi để liếc ngang ngó dọc. Có nhìn cũng chịu. Thiên hạ giờ như tắc kè hoa cả với áo khoác, khẩu trang, mắt kính, chẳng nhận ra ai với ai. Tới trường thì đồng nghiệp do xơ hóa khi tiếp xúc quá nhiều với thế hệ học sinh thời đại mới nên với đồng nghiệp cũng thành phản xạ cứng như ngói tháng năm. Cảm xúc lặn không buồn sủi tăm.

Năm thì mười họa đi dự tiệc, đám cưới bạn bè mới gặp những "nhân tố mới, mô hình mới" nhưng bạn bị dị ứng, gai người. Nó xanh đỏ tím vàng cả. Nó ngụy trang cả. Ông tổ trường phái nhân tướng học sống lại chưa hẳn nhận ra đâu là người tốt người xấu, mà trước nhất là nhận ra đâu là trai thật gái thật, đâu là xăng pha nhớt cũng đủ toát mồ hôi hột. Bởi vậy buổi tối những ngày nghỉ hiếm hoi bạn đành khóa cửa đọc vài cuốn sách. Thời gian với bạn rơi tự do.

Và bạn, bạn cũng rơi tự do, không định vị nổi chính mình. Rồi lặn sâu vào giấc ngủ. Trong giấc ngủ bạn mơ mình chế tạo một cục nam châm cực lớn, cực mạnh. Ra đường gặp cô gái nào bạn chỉ việc giơ nam châm ra. Khi nó đẩy thì đó không phải là người bạn cần tìm. Nó hút thì đấy chính là mẹ của con bạn trong tương lai. Bạn dùng nam châm hút cô gái ấy về nhà. Thế là có vợ. Khoa học muôn năm! Bạn cười khoái chí với phát minh trong mơ của mình.

6.

Rất tiếc đấy chỉ là giấc mơ. Còn bây giờ đã là sáng mai. Sáng thứ hai. Một tuần mới. Lại sáng trưa chiều tối. Bạn đến trường. Dạy phụ đạo. Dạy thêm. Học ngoại ngữ. Tối về mệt lăn ra ngủ.

Nhưng tự dưng hôm nay bạn thấy vui vui. Vừa đánh răng bạn vừa huýt sáo. Vừa tắm bạn vừa lẩm bẩm một khúc tình ca.

Lát nữa lên lớp bạn sẽ có tiết dạy về cấu trúc và chức năng của tim. Chức năng của tim không đơn giản chỉ là co bóp và đẩy máu như sách giáo khoa trình bày. Phải. Tim không chỉ co bóp và đẩy máu mà còn... Ôi, tự nhiên bạn thấy mình rộn ràng. Không lẽ do nàng mới chuyển về trường mà sáng qua bạn mới "ghé mắt trông ngang" thấy ở phòng hội đồng nhà trường nên bạn nghĩ thế cũng nên! Lâu lắm rồi bạn mới cảm giác một buổi sáng không quay đều, quay đều như vốn dĩ những ngày thường!

VĂN THÀNH LÊ


Copy đường link gửi cho bạn bè !


Một buổi sáng khác lạ

View previous topic View next topic Back to top
Page 1 of 1
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
 :: Góc Thư Giãn :: Truyện :: Truyện ngắn,dài-

Skin cover by VipKen
Free forum | Art, Culture and Leisures | Hobbies | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com