Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.


 
HomeHome  GalleryGallery  SearchSearch  Latest imagesLatest images  RegisterRegister  Log in  
admin (111)
phuonghang164 (67)
star_tb (32)
huydiet5677 (30)
meoutinhnghich *-^ (27)
lunxunpt (18)
hoangvuong (14)
meouotsung_2810 (13)
tuquynh (13)
Dũng đò không (10)

Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của VNDView previous topic View next topic Go down
Sun Jan 16, 2011 7:15 am
Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của VND Bgavatar_06
Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của VND Bgavatar_01Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của VND Bgavatar_02_newsChuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của VND Bgavatar_03
Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của VND Bgavatar_04_newmeouotsung_2810Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của VND Bgavatar_06_news
Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của VND Bgavatar_07Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của VND Bgavatar_08_newsChuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của VND Bgavatar_09
[Thành viên] - meouotsung_2810Binh Nhì
Binh Nhì
Posts : 13
Điểm Số : 5098
LỚP : 0
Join date : 2010-05-30
Age : 33
Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của VND Vide

PostSubject: Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của VND

Nguồn : http://kinhteptke.forum3.info/t163-chuyen-gia-imf-mo-xe-su-mat-gia-cua-vnd

Tiêu Đề : Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của VND

Kinh tế Phát Triển - Cộng đồng PT-KE Vô Đối

--------------------------------------------------
"Chính phủ Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa để hồi phục lại niềm tin của những người tiết kiệm tiền đồng", đại diện IMF bình luận trong cuộc bàn tròn "Điểm nghẽn nào cản trở kinh tế Việt Nam" hôm 12/11/2010.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2010, lựa chọn nào trong chính sách điều hành năm tới đã được đại diện WB, IMF và Viện Kinh tế Việt Nam mổ xẻ, phân tích trong cuộc bàn tròn với chủ đề "Điểm nghẽn nào cản trở kinh tế Việt Nam" hôm 12/11, do Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - báo VietNamNet thực hiện.

Dưới sự điều hành của Chính phủ, không thể không ghi nhận những thành công trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, cũng còn không ít hạn chế, điểm yếu trong điều hành, mà đây lại là những dấu hiệu tiềm ẩn bất ổn về kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn, sức ép lạm phát vẫn là một ẩn số, diễn biến thị trường vàng, ngoại tệ, lãi suất... phức tạp.

Một số điểm nghẽn khác cũng cản trở sự phát triển, đó là sự yếu kém của vài "con sâu" tập đoàn, tổng công ty nhà nước - vốn được ưu tiên phân bổ nhiều nguồn lực, là chi tiêu ngân sách quá tay, là nợ công ngấp nghé vượt ngưỡng an toàn, là hạ tầng cơ sở yếu kém, là chất lượng nhân lực chưa cao...

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam trân trọng giới thiệu với bạn đọc phần 1 cuộc bàn tròn trực tuyến này.

Nhà báo Việt Lâm: Xin kính chào quý độc giả của diễn đàn kinh tế Việt Nam và độc giả của báo điện tử VietNamNet. Vậy là năm 2010 sắp kết thúc, nhìn một cách thẳng thắn, không thể không ghi nhận, dưới sự điều hành của chính phủ, kinh tế Việt Nam năm nay đã đạt được những thành công nhất định.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là một mặt sáng của bức tranh, còn phía kia chưa được nhắc đến một cách thấu đáo là những vấn đề còn tồn tại lâu nay, được gọi là những nút thắt tăng trưởng như cơ sở hạ tầng yếu kém, chi tiêu ngân sách quá tay, bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực hữu hạn của quốc gia.

Cùng với đó, trong hai tuần qua chúng ta phải chứng kiến những diễn biến rất khó lường trên thị trường tiền tệ và áp lực lạm phát khiến cho mối quan ngại bất ổn vĩ mô của Việt Nam trở nên sâu sắc.

Bàn tròn hôm nay với Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam bà Victoria Kwakwa, đại diện thường trú cao cấp của Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam ông Benedict Bingham, tiến sỹ Trần Đình Thiên - Viện trưởng viện kinh tế Việt Nam hy vọng sẽ mổ xẻ những vấn đề trên, ngõ hầu đưa ra những chính sách khuyến nghị hiệu quả.

Câu hỏi đầu tiên dành cho 3 vị khách mời: Nhận định chung nhất của 3 vị về nền kinh tế Việt Nam năm nay?

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam: Rất cảm ơn câu hỏi của quý vị, tôi rất vui được tham dự bàn tròn này. Đánh giá của tôi về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2010 gồm 2 phần.

Thứ nhất, về tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, rõ ràng Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới một cách khá lạc quan với xuất khẩu tăng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng, tốc độ tăng trưởng khả quan hơn so với năm trước, trong đó có nhiều ngành đã phục hồi tốt.

Tôi tin rằng mục tiêu của chính phủ Việt Nam về tỉ lệ tăng trưởng năm nay khoảng 6,5% là hoàn toàn có thể đạt được.

Tôi nghĩ thách thức với Việt Nam sẽ là việc ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn. Chính phủ Việt Nam từ cuối năm 2009 đã tập trung vào một số biện pháp nhằm mục tiêu ổn định vĩ mô trong đó có việc củng cố chính sách tài khóa và thắt chặt chính sách tiền tệ.

Những chính sách này đã có tác dụng trong đầu năm nay đối với thị trường và nền kinh tế. Kết quả là mối lo lạm phát giảm và thị trường hối đoái ổn định. Nhưng mấy tháng gần đây, tôi nhận thấy có những thay đổi trong môi trường kinh tế với bất ổn như nguy cơ lạm phát, tỉ giá USD/ VND biến động.

Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam đã nhận ra những dấu hiệu bất ổn đang gia tăng đối với nền kinh tế trong mấy tháng gần đây và có những hành động rất kịp thời để tái ổn định thị trường và lấy lại niềm tin.

Tôi nghĩ các diễn biến của nền kinh tế cần được theo dõi sâu sát hơn và phải có những khuyến nghị chính sách cần thiết để duy trì sự ổn định bền vững. Tôi tin rằng ông Bingham đồng nghiệp của tôi sẽ đưa ra những nhận định rõ ràng hơn cho điểm này.

Tỷ giá chỉ là triệu chứng của nợ công và lạm phát

Ông Benedict Bingham, đại diện thường trú cao cấp của Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam: Tôi cũng đồng tình với những nhận định mà bà Kwakwa vừa đưa ra. Tôi cho rằng có một vấn đề đang khiến nhiều người băn khoăn là việc tại sao đồng Việt Nam đang bị tụt giá, bất chấp mấy tháng nay nền kinh tế đã có rất nhiều dấu hiệu lạc quan như bà Kwakwa vừa nêu.

Ví dụ việc tăng trưởng hoàn toàn có thể đạt được con số 6,5%, xuất khẩu phục hồi, nguồn FDI tăng. Vì thế, tôi nghĩ rằng, đối với người ngoài nhìn vào thì sự mất giá của đồng Việt Nam như vậy là một vấn đề rất đáng quan tâm.

Nhất là khi các nước còn lại trong khu vực lại đối mặt với vấn đề hoàn toàn ngược lại. Nhìn trên bối cảnh toàn cầu, ta có thể thấy một xu hướng lưu thông của dòng vốn đó là từ những nước có nền kinh tế phát triển đang có dấu hiệu phục hồi chậm chạp chảy đến các nước đang có tốc độ tăng trưởng và nền kinh tế rất năng động trong khu vực Đông Á.

Những dòng vốn này chảy nhanh và mạnh tới mức mà một số nước Châu Á thậm chí đã phải tìm những biện pháp để hạn chế, kiềm chế những dòng vốn chảy vào để tránh áp lực tăng giá cho nội tệ của họ.

Vì vậy câu hỏi đặt ra là tại sao, Việt Nam - một trong những nền kinh tế có sự phát triển năng động nhất ở trong khu vực lại đối mặt với vấn đề hoàn toàn ngược lại với những nước khác, đó là đồng Việt Nam bị mất giá.

Rõ ràng, vấn đề đặt ra không phải là do thiếu nguồn đôla Mỹ. Nhìn vào cán cân thanh toán của nửa đầu năm nay, chúng ta thấy rõ ràng thâm hụt thương mại rất lớn, nhưng đồng thời dòng vốn chảy vào như đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, kiều hối còn lớn hơn.

Tôi thấy, dòng đôla đang chảy vào Việt Nam hoàn toàn đủ đối với nền kinh tế, và đó không phải vấn đề gây ra sự tụt giá của đồng Việt Nam.

Vì vậy, tôi nghĩ vấn đề ở chỗ người dân không muốn giữ tiền đồng ở thời điểm hiện nay. Tôi sẽ phân tích vấn đề này theo 2 mối quan ngại sau.

Một là vấn đề bà Kwakwa cũng vừa đưa ra, đó là đầu năm nay, các chính sách tập trung vào việc ổn định nền kinh tế vĩ mô với mục đích nhằm giảm lạm phát và giảm áp lực lên tiền đồng. Với những chính sách như vậy được thực thi vào đầu năm nay, người dân có niềm tin rất lớn vào tiền đồng.

Khoảng nửa sau của năm nay, các chính sách này có vẻ xa rời với mục tiêu ban đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển dần sang tập trung vào tăng trưởng. Trong tình hình đó, người dân nhìn thấy lạm phát tăng trở lại trong khi chính phủ lại không có biện pháp kịp thời về mặt chính sách tiền tệ, họ bắt đầu lo lắng về những khoản tiết kiệm bằng tiền đồng của mình.

Rất khó để khiến người dân vẫn giữ được lòng tin khi lạm phát ngày càng tăng trong khi chính phủ lại chỉ nói đến việc siết chặt lãi suất. Tôi thấy rằng, các nhà đầu tư ở Việt Nam là những người rất thông minh và linh hoạt. Khi họ nhìn thấy một sự mâu thuẫn trong chính sách tiền tệ, lạm phát tăng trong khi lãi suất giảm, họ chắc chắn không thể giữ lòng tin và sẽ nhanh chóng chuyển đầu tư, tiết kiệm của họ từ tiền đồng sang tiền đôla và vàng.

Trong những tuần vừa rồi, chúng ta cũng thấy chính phủ bắt đầu có những biện pháp phản ứng đối với vấn đề này bằng cách tái định hướng chính sách tiền tệ trở lại với mục đích là giảm lạm phát, giải tỏa lo lắng cho nhà đầu tư và những người tiết kiệm.

Vấn đề là một khi chúng ta đánh mất lòng tin thì việc lấy lại nó còn khó hơn rất nhiều. Năm ngoái chúng ta cũng đã gặp phải tình trạng này. Vì vậy, hiện tại, chính phủ phải nỗ lực hơn nữa để đưa ra những chính sách mạnh nhằm hồi phục lại niềm tin của những người tiết kiệm tiền đồng.

Vì thế, về mặt chính sách tiền tệ, tôi nghĩ chính phủ Việt Nam sẽ phải làm việc rất nhiều trong những tuần tới để phục hồi sự ổn định trên thị trường ngoại hối.

Theo tôi, chính sách tiền tệ không phải là vấn đề duy nhất đang khiến cho người dân và các nhà đầu tư Việt Nam lo lắng. Chúng ta cũng thấy một vấn đề đang nóng lên trên diễn đàn quốc hội trong mấy ngày nay chính là vấn đề nợ công.

Người dân thấy nợ công năm ngoái khá lớn, năm nay nợ công lại tăng lên, họ lại thấy những vấn đề của các doanh nghiệp nhà nước lớn, và họ nghĩ nợ công sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên khoản tiết kiệm bằng tiền đồng của họ.

Tôi nghĩ, một trong những chiến lược cần thiết hiện nay là, trong thời gian diễn ra họp Quốc hội, những người đại diện của nhân dân phải tìm cách để cho cử tri thấy chính phủ cũng đang rất quan tâm tới nợ công và tìm cách giải quyết vấn đề liên quan tới thâm hụt công.

Điều đó có nghĩa, chính phủ phải đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng thâm hụt công năm nay sẽ giảm, và các kế hoạch tài chính năm tới phải cho thấy nỗ lực giảm thâm hụt công.

Người dân cũng muốn được đảm bảo một lần rằng những vấn đề do các doanh nghiệp và tập đoàn nhà nước lớn như Vinashin gây ra không làm ảnh hưởng xấu tới nợ công.

Tôi cho rằng quốc hội và chính phủ đang chỉ ra và đang tập trung vào những vấn đề đúng. Tôi tin rằng, nếu chính phủ giải quyết được hai vấn đề cơ bản nhất là lạm phát và nợ công, vấn đề của thị trường hối đoái, vốn chỉ là một triệu chứng của hai vấn đề trên, sẽ sớm được giải quyết ổn thỏa.

Vỡ ra những căn bệnh là cơ hội để thay đổi

Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Có lẽ phải nhìn nhận năm 2010 trong chuỗi của nhiều năm trước thì phán xét mới công bằng. Như thế, chúng ta sẽ mổ xẻ những nguyên nhân không chỉ ở những chính sách mà cả những điểm yếu cơ cấu bên trong.

Tổng quát của năm nay, đứng về phía những con số, tôi thấy tình hình không đến nỗi nghiêm trọng. Tức là nhìn vào trạng thái tĩnh thì thấy không có vấn đề gì thậm chí còn thấy thành công. Nhưng nếu nhìn vào trạng thái động thì chúng ta thấy có nhiều vấn đề và như ông Bingham nói, có lẽ phải mổ xẻ ở trạng thái động, như thế phải nối với những vấn đề dài hạn.

Trong năm nay, bên cạnh những thành tích, chúng ta thấy những căn bệnh kinh niên chưa xử lý được. Căn bệnh kinh niên ở đây là: thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại, là xu hướng bất ổn như lạm phát.

Cùng với những căn bệnh kinh niên ấy, chúng ta thấy tình hình ngắn hạn biến động rất bất thường, gây ra trạng thái mất lòng tin của người dân vào chính sách. Mổ xẻ như thế mới thấy hết được những vấn đề cần xử lý.

Tôi cũng rất mong muốn được các vị khách quốc tế bình luận sâu thêm về những điểm yếu dài hạn. Phải làm rõ được điều đó thì mới chữa được những căn bệnh ngắn hạn. Đối với những căn bệnh ngắn hạn, tôi cho rằng nó có 2 vấn đề.

Thứ nhất, thông điệp chính sách vẫn chưa nhất quán. Thứ hai, cách phối hợp giữa các chính sách chưa tốt cho nên nó vô hiệu hóa, triệt tiêu tác động lẫn nhau ví dụ như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Đó là những vấn đề cần mổ xẻ. Năm 2010, 2011 là hai năm đặc biệt. Năm 2010 là năm kết thúc 10 năm chiến lược và 2011 là năm mở đầu cho một lựa chọn chiến lược mới. Những gợi ý này sẽ giúp chúng ta rất nhiều về cách nhìn trong một giai đoạn chiến lược mới.

Thứ hai, tôi muốn bổ sung thêm ý kiến của ông Bingham, năm nay, nhìn một cách lạc quan là năm làm vỡ ra rất nhiều vấn đề, không chỉ là những con số tích cực. Tôi lấy ví dụ như Vinashin, vụ việc vỡ ra cũng cho chúng ta thấy cần phải làm như thế nào. Hoặc câu chuyện bôxít hay câu chuyện đường cao tốc, đầu tư công ... tất cả những chuyện ấy cho chúng ta thấy nhiều vấn đề vỡ ra cần phải giải quyết.

Như thế, lạc quan ở chỗ, khủng hoảng có tác dụng tốt, nó cho chúng ta thấy những điểm yếu, cách giải quyết những vấn đề đó. Vì vậy, lạc quan không phải nhìn từ các con số tăng trưởng vượt mục tiêu hay lạm phát là kiềm chế được theo đúng ý đồ ... mà chính là phát hiện ra những điểm yếu để thay đổi. Điều đó rất cần cho chiến lược tới.

( Theo VEF)


Copy đường link gửi cho bạn bè !


Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của VND

View previous topic View next topic Back to top
Page 1 of 1
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:You cannot reply to topics in this forum
 :: GÓC HỌC TẬP :: Diễn Đàn Kinh Tế Học-

Skin cover by VipKen
Free forum | Art, Culture and Leisures | Hobbies | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com